Khi soạn thảo văn bản bằng máy tính, có nhiều bạn thắc mắc: “Tại sao cứ phải thực hiện thao tác lưu văn bản vì văn bản xuất hiện trên màn hình nghĩa là đã “nằm” trong máy rồi mà?”. Bài viết này sẽ giải quyết thắc mắc trên của bạn.
Khi bạn thao tác trên bàn phím để tạo ra văn bản, văn bản được lưu trong bộ nhớ của máy tính(gọi tắt là RAM - viết tắt của Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
Thao tác lưu văn bản mà bạn thực hiện nhằm mục đích sao chép văn bản từ bộ nhớ vào đĩa cứng của máy tính. Đĩa cứng có thể giữ văn bản của bạn cả khi không có điện.
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.Chính đĩa cứng là nơi chứa chương trình để bạn dùng. Khi bạn thực hiện thao tác “chọn chương trình” (còn gọi là “chạy chương trình”), chương trình được sao chép từ đĩa cứng vào bộ nhớ rồi mới bắt đầu hoạt động.Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.(Nguồn: Wikipedia)
Do bộ nhớ chỉ giữ được văn bản khi có điện, nếu máy tính bị mất điện đột ngột khi bạn đang soạn thảo và chưa kịp lưu vào đĩa cứng, văn bản mà bạn thấy trên màn hình sẽ mất. Khi bật máy lúc có điện trở lại, bạn phải viết lại từ đầu!
Với một số phần mềm soạn thảo chuyên nghiệp như Microsoft Office Word thì khi đang soạn thảo mà mất điện sẽ tự động lưu lại dưới dạng Bản nháp – Draft. Bạn có thể phục hồi lại khi mở phần mềm vào lần tiếp theo.
Tác dụng của bộ nhớ RAM và ổ đĩa cứng với máy vi tính
Bộ nhớ (RAM) mạnh giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng hơn. Thông thường khi chọn RAM bạn cần chú ý đến 2 thông số:
- Loại RAM: RAM sử dụng cho máy tính để bàn hầu hết là DRAM (Dynamic RAM), phần lớn các máy tính mới hiện nay sử dụng RAM DDR2 hoặc mới nhất là DDR3 có tốc độ xử lý rất cao.
- Dung lượng bộ nhớ: Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB… Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.
Ổ cứng (HDD) có dung lượng càng lớn thì bạn càng lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Thông thường khi chọn mua ổ cứng bạn cần chú ý đến một số thông số như: Dung lượng (quyết định khả năng lưu trữ dữ liệu của ổ cứng), bộ nhớ đệm – cache (Giúp xử lý dữ liệu trên ổ cứng nhanh chóng hơn), Chuẩn giao tiếp (Các máy tính mới hầu hết đều xử dụng cổng SATA), …
Mẹo: Khi chỉ nâng cấp RAM mà không nâng cấp Mainboard. bạn cần chú ý xem Mainboard hiện tại có hỗ trợ loại RAM sắp mua hay không. (Thông số BUS, loại RAM, …)
Chúc các bạn thành công! Khi soạn thảo văn bản bằng máy tính, có nhiều bạn thắc mắc: “Tại sao cứ phải thực hiện thao tác lưu văn bản vì văn bản xuất hiện trên màn hình nghĩa là đã “nằm” trong máy rồi mà?”. Bài viết này sẽ giải quyết thắc mắc trên của bạn.
Khi bạn thao tác trên bàn phím để tạo ra văn bản, văn bản được lưu trong bộ nhớ của máy tính(gọi tắt là RAM - viết tắt của Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ.
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.
Thao tác lưu văn bản mà bạn thực hiện nhằm mục đích sao chép văn bản từ bộ nhớ vào đĩa cứng của máy tính. Đĩa cứng có thể giữ văn bản của bạn cả khi không có điện.
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.Chính đĩa cứng là nơi chứa chương trình để bạn dùng. Khi bạn thực hiện thao tác “chọn chương trình” (còn gọi là “chạy chương trình”), chương trình được sao chép từ đĩa cứng vào bộ nhớ rồi mới bắt đầu hoạt động.Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.(Nguồn: Wikipedia)
Do bộ nhớ chỉ giữ được văn bản khi có điện, nếu máy tính bị mất điện đột ngột khi bạn đang soạn thảo và chưa kịp lưu vào đĩa cứng, văn bản mà bạn thấy trên màn hình sẽ mất. Khi bật máy lúc có điện trở lại, bạn phải viết lại từ đầu!
Với một số phần mềm soạn thảo chuyên nghiệp như Microsoft Office Word thì khi đang soạn thảo mà mất điện sẽ tự động lưu lại dưới dạng Bản nháp – Draft. Bạn có thể phục hồi lại khi mở phần mềm vào lần tiếp theo.
Tác dụng của bộ nhớ RAM và ổ đĩa cứng với máy vi tính
Bộ nhớ (RAM) mạnh giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng hơn. Thông thường khi chọn RAM bạn cần chú ý đến 2 thông số:
- Loại RAM: RAM sử dụng cho máy tính để bàn hầu hết là DRAM (Dynamic RAM), phần lớn các máy tính mới hiện nay sử dụng RAM DDR2 hoặc mới nhất là DDR3 có tốc độ xử lý rất cao.
- Dung lượng bộ nhớ: Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB… Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.
Ổ cứng (HDD) có dung lượng càng lớn thì bạn càng lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Thông thường khi chọn mua ổ cứng bạn cần chú ý đến một số thông số như: Dung lượng (quyết định khả năng lưu trữ dữ liệu của ổ cứng), bộ nhớ đệm – cache (Giúp xử lý dữ liệu trên ổ cứng nhanh chóng hơn), Chuẩn giao tiếp (Các máy tính mới hầu hết đều xử dụng cổng SATA), …
Mẹo: Khi chỉ nâng cấp RAM mà không nâng cấp Mainboard. bạn cần chú ý xem Mainboard hiện tại có hỗ trợ loại RAM sắp mua hay không. (Thông số BUS, loại RAM, …)
Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét