Suy cho cùng, một website bán hàng thành công là website mang lại doanh thu cao. Vậy thì làm sao để một website bán hàng online thành công? Đó là một câu hỏi mà tôi nghĩ rất nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời. Chúng ta cùng xem một phép toán đơn giản sau:
Công thức thành công
Vậy thì, chúng ta đã biết 2 yếu tố quan trọng nhất để tạo nên doanh thu đó là:
- Lưu lượng truy cập vào website
- Tỉ lệ khách viếng thăm trở thành khách mua hàng
Làm sao để chúng ta có được 2 thứ đó? Tôi sẽ không giải thích dài dòng mà sẽ liệt kê ra các phương thức để đạt được 2 thứ đó.
Để tăng lưu lượng truy cập
- Tiếp thị bằng Email marketing, giới thiệu cho khách hàng những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn
- Tiếp thị qua máy tìm kiếm, nâng hạng website với máy tìm kiếm sẽ giúp khách hàng tự tìm đến với bạn.
- Tiếp thị thông qua các website tin tức, diễn đàn, blog … bằng những bài viết PR có chất lượng, tạo dựng uy tín cho bạn trên internet và khéo léo dẫn dắt khách hàng vào webssite.
- Tiếp thị thông qua các kênh rao vặt, sàn TMĐT
- Giữ được khách hàng cũ nhằm tăng lượng khách hàng trung thành, làm cho họ nhớ và quay lại website của bạn.
Tất cả những cách làm này phải được nghiên cứu kỹ, nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu, nếu tiếp cận không có khoanh vùng thì chi phí sẽ rất cao, mà hiệu quả thấp, nên bạn phải chuẩn bị tốt, có kế hoạch rõ ràng để mang lại lượng khách hàng như mong muốn.
Để tăng tỉ lệ khách mua hàng
Thiết kế website ấn tượng, tạo cho khách hàng cảm giác thích thú mà muốn khám phá ngay lần đầu tiên vào website của bạn.
- Thiết kế đẹp, bắt mắt
- Show ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn ngay trang chủ, ở vị trí thu hút sự chú ý nhất.
- Cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng
- Sắp xếp sản phẩm trong chuyên mục theo nhiều loại như sản phẩm mới, sản phẩm nổi bật, sản phẩm khuyến mãi, sản phẩm bán chạy … để cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
- Thông tin chi tiết sản phẩm chuyên nghiệp, hình ảnh rõ ràng, có nhiều hình ảnh chụp nhiều góc nhìn của sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm, đánh giá của người sử dụng về sản phẩm …
- Chuyên mục được bố trí đơn giản, dễ nhìn và dễ điều hướng
- Giảm thiểu các thông tin không cần thiết
- Người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ muốn
- Website được thiết kế với màu sắc, bố cục gần gũi, phù hợp với sản phẩm bày bán
- Không gian “thực”, tạo cho khách hàng cảm giác như đang mua hàng ở một cửa hàng thực, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lịch sự sẵn sàng tư vấn ngay lúc họ cần. (Danh sách hỗ trợ trực tuyến đèn phải luôn sáng, nếu không khách hàng sẽ có cảm giác như vào một cửa hàng mà không có người bán, người giới thiệu sản phẩm)
- Một website với thiết kế hoành tráng
- Sản phẩm phải có giá chính xác, giải thích rõ các chi phí phụ như VAT, phí vận chuyển …
- Có địa chỉ giao dịch rõ ràng
- Có thông tin số điện thoại cố định, số fax, thậm chí là thông tin người đại diện pháp luật
- Quy định rõ các hình thức giao dịch, thanh toán, đổi hàng …
- Có các chứng chỉ chứng nhận chất lượng sản phẩm, thương hiệu …
Hy vọng với những chia sẽ này, sẽ giúp cho bạn cải thiện và nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh trực tuyến của mình.
Với mục tiêu khám phá và thõa mãn tối đa nhu cầu của chủ các e-Store – mang lại doanh số ngày càng cao, Lapoo ý thức rằng: việc tìm hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng, nâng cao chất lượng và dần hoàn thiện gói sản phẩm thiết kế website bán hàng online phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Chúng tôi rất hân hạnh nếu nhận được những đóng góp, chia sẽ của quý khách hàng. Mọi thông tin xin gửi về hòm thư ketban2424@gmail.com hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.
Chúc bạn thành công.
Lý do khiến website bán lẻ mất khách
Sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả là chìa khóa của thế giới bán lẻ trực tuyến. Nếu không làm tốt điều này, các website bán lẻ hoạt động kém hiệu quả dễ đối mặt với "bờ vực chết thảm".
Thông tin đầy đủ về sản phẩm, giá cả, phương thức vận chuyển và những “thủ thuật” giữ chân khách truy cập là những điều rất quan trọng để các website bán lẻ có nhiều khách người mua hàng.
Theo hãng phân tích dữ liệu QuBit, các nhà bán lẻ Anh đang mất đi hơn 8 tỷ bảng Anh (12,6 triệu USD) mỗi năm vì website hoạt động kém hiệu quả. Sử dụng công nghệ Exit Feedback, QuBit đã thu thập hơn 18.000 bình luận về các website bán lẻ của Anh và phân tích số liệu để phát hiện ra những vấn đề cơ bản mà các website này gặp phải. Và sau đây là 10 lý do khiến khách truy cập vào website bán lẻ của các công ty không quyết định mua hàng.
Giá cả:
Giá cả là vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm khi đưa ra các quyết định mua sắm trực tuyến. Sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả là chìa khóa của thế giới bán lẻ trực tuyến, bởi việc so sánh giá cả các món hàng, dịch vụ trên Internet dễ dàng hơn rất nhiều so với thế giới thực. QuBit khuyến cáo các website bán lẻ nên đề cập đến các mức giá trong các ngày trước, hoặc tập trung vào “ngày khuyến mãi nào đó trong tuần” nhằm thỏa mãn những khách hàng nhạy cảm về giá.
Miêu tả hàng hóa:
Hơn 12% phản hồi của người tiêu dùng về các website bán lẻ liên quan đến việc thiếu những thông tin miêu tả rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm. Phần miêu tả phải thật cụ thể, để người xem cảm giác như đang được người bán hàng tư vấn trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng với các website bán lẻ hàng thời trang, bởi “phần lớn phản hồi về các website bán lẻ hàng thời trang đều thiếu thông tin về kích cỡ quần áo, và đó được xem là lý do chính khiến khách hàng rời khỏi trang mà không ra lệnh mua”. Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán lẻ nên có.
Thông tin hàng còn trong kho :
Việc biết rõ hàng còn hay đã hết rất quan trọng để khách truy cập vào website ra quyết định mua hàng. Nếu một sản phẩm đã hết, thông tin kịp thời về tình trạng sản phẩm rất quan trọng. Mặt khác, khách hàng cũng cần có lựa chọn nhận được thông báo khi hàng về, hoặc trang này cần đưa ra những mặt hàng liên quan mà người mua có thể sử dụng.
Các chức năng “phụ” của website:
Người dùng rất giận dữ khi họ truy cập một trang web với nhiều kỳ vọng và cuối cùng họ lại thất vọng. Những chức năng mà các website đã bỏ lỡ bị người dùng phê bình là không có danh sách những mặt hàng người dùng đã đặt mua, không có những gợi ý mang tính cá nhân, không có phần tìm, lọc sản phẩm….
Thông tin chuyển hàng:
Giá cả và thời gian vận chuyển hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng. Thiếu thông tin này khiến trang web trở nên thiếu tin cậy. Đặc biệt, thông tin chuyển hàng đi quốc tế và giá chuyển hàng theo từng loại tiền tệ là hai tính năng chính mà các website bán lẻ cần lưu ý.
Hình ảnh:
Mọi người thích nhìn thấy những gì họ đang mua trước khi ra quyết định mua. Những bức ảnh chất lượng cao từ nhiều góc chụp rất quan trọng để biến người xem hàng thành người mua hàng.
Chiết khấu:
Những người được hỏi cho biết không thể tìm thấy nơi để nhập mã chiết khấu là một vấn đề cản trở lớn khi mua hàng trực tuyến. Người dùng rất bối rối tự hỏi liệu những chương trình khuyến mãi, chiết khấu offline có áp dụng với mua hàng online, và nếu có thì được áp dụng như thế nào, có theo khung địa lý không.
Điều hướng:
Người tiêu dùng đã quen truy cập những website thương mại lớn như Amazon – luôn có tính năng điều hướng rõ ràng – và họ cũng hy vọng sẽ được hướng dẫn như vậy khi vào các website bán lẻ khác. Những đường liên kết (link) bị hỏng trong khi mua hàng, thiếu các trang đề mục trong thanh điều hướng hay thiếu nút trở về (back) có thể khiến họ rời bỏ trang web.
Video:
Video về sản phẩm có thể tăng thêm giá trị cho một trang sản phẩm, và việc thiếu video cũng gây ấn tượng không tốt cho cácwebsite bán lẻ. Tốt nhất, nên mang lại trải nghiệm liền mạch cho người xem bằng những video và ảnh chất lượng cao.
Tốc độ tải trang:Tốc độ tải chậm là một trở ngại lớn với các website bán lẻ, vì người dùng đơn giản rất ghét phải chờ đợi một website hiện ra. Các nhà bán lẻ nên kiểm tra thời gian tải của website công ty so với các website đối thủ và có những cải thiện kịp thời.
Thông tin đầy đủ về sản phẩm, giá cả, phương thức vận chuyển và những “thủ thuật” giữ chân khách truy cập là những điều rất quan trọng để các website bán lẻ có nhiều khách người mua hàng.
Theo hãng phân tích dữ liệu QuBit, các nhà bán lẻ Anh đang mất đi hơn 8 tỷ bảng Anh (12,6 triệu USD) mỗi năm vì website hoạt động kém hiệu quả. Sử dụng công nghệ Exit Feedback, QuBit đã thu thập hơn 18.000 bình luận về các website bán lẻ của Anh và phân tích số liệu để phát hiện ra những vấn đề cơ bản mà các website này gặp phải. Và sau đây là 10 lý do khiến khách truy cập vào website bán lẻ của các công ty không quyết định mua hàng.
Giá cả:
Giá cả là vấn đề hàng đầu mà người tiêu dùng quan tâm khi đưa ra các quyết định mua sắm trực tuyến. Sự minh bạch và rõ ràng trong giá cả là chìa khóa của thế giới bán lẻ trực tuyến, bởi việc so sánh giá cả các món hàng, dịch vụ trên Internet dễ dàng hơn rất nhiều so với thế giới thực. QuBit khuyến cáo các website bán lẻ nên đề cập đến các mức giá trong các ngày trước, hoặc tập trung vào “ngày khuyến mãi nào đó trong tuần” nhằm thỏa mãn những khách hàng nhạy cảm về giá.
Miêu tả hàng hóa:
Hơn 12% phản hồi của người tiêu dùng về các website bán lẻ liên quan đến việc thiếu những thông tin miêu tả rõ ràng, đầy đủ về sản phẩm. Phần miêu tả phải thật cụ thể, để người xem cảm giác như đang được người bán hàng tư vấn trực tiếp. Điều này đặc biệt quan trọng với các website bán lẻ hàng thời trang, bởi “phần lớn phản hồi về các website bán lẻ hàng thời trang đều thiếu thông tin về kích cỡ quần áo, và đó được xem là lý do chính khiến khách hàng rời khỏi trang mà không ra lệnh mua”. Ngoài ra, những thông tin như chất liệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là điều mà các website bán lẻ nên có.
Thông tin hàng còn trong kho :
Việc biết rõ hàng còn hay đã hết rất quan trọng để khách truy cập vào website ra quyết định mua hàng. Nếu một sản phẩm đã hết, thông tin kịp thời về tình trạng sản phẩm rất quan trọng. Mặt khác, khách hàng cũng cần có lựa chọn nhận được thông báo khi hàng về, hoặc trang này cần đưa ra những mặt hàng liên quan mà người mua có thể sử dụng.
Các chức năng “phụ” của website:
Người dùng rất giận dữ khi họ truy cập một trang web với nhiều kỳ vọng và cuối cùng họ lại thất vọng. Những chức năng mà các website đã bỏ lỡ bị người dùng phê bình là không có danh sách những mặt hàng người dùng đã đặt mua, không có những gợi ý mang tính cá nhân, không có phần tìm, lọc sản phẩm….
Thông tin chuyển hàng:
Giá cả và thời gian vận chuyển hàng hóa phải được niêm yết rõ ràng. Thiếu thông tin này khiến trang web trở nên thiếu tin cậy. Đặc biệt, thông tin chuyển hàng đi quốc tế và giá chuyển hàng theo từng loại tiền tệ là hai tính năng chính mà các website bán lẻ cần lưu ý.
Hình ảnh:
Mọi người thích nhìn thấy những gì họ đang mua trước khi ra quyết định mua. Những bức ảnh chất lượng cao từ nhiều góc chụp rất quan trọng để biến người xem hàng thành người mua hàng.
Chiết khấu:
Những người được hỏi cho biết không thể tìm thấy nơi để nhập mã chiết khấu là một vấn đề cản trở lớn khi mua hàng trực tuyến. Người dùng rất bối rối tự hỏi liệu những chương trình khuyến mãi, chiết khấu offline có áp dụng với mua hàng online, và nếu có thì được áp dụng như thế nào, có theo khung địa lý không.
Điều hướng:
Người tiêu dùng đã quen truy cập những website thương mại lớn như Amazon – luôn có tính năng điều hướng rõ ràng – và họ cũng hy vọng sẽ được hướng dẫn như vậy khi vào các website bán lẻ khác. Những đường liên kết (link) bị hỏng trong khi mua hàng, thiếu các trang đề mục trong thanh điều hướng hay thiếu nút trở về (back) có thể khiến họ rời bỏ trang web.
Video:
Video về sản phẩm có thể tăng thêm giá trị cho một trang sản phẩm, và việc thiếu video cũng gây ấn tượng không tốt cho cácwebsite bán lẻ. Tốt nhất, nên mang lại trải nghiệm liền mạch cho người xem bằng những video và ảnh chất lượng cao.
Tốc độ tải trang:Tốc độ tải chậm là một trở ngại lớn với các website bán lẻ, vì người dùng đơn giản rất ghét phải chờ đợi một website hiện ra. Các nhà bán lẻ nên kiểm tra thời gian tải của website công ty so với các website đối thủ và có những cải thiện kịp thời.
Theo 24html.blogspot
0 nhận xét:
Đăng nhận xét