Bo mạch chủ là bo mạch in chính và lớn nhất trong một máy PC. Đây là một bản mạch đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau, cho phép tất cả các bộ phận khác của một máy tính kết hợp lại với nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh để hoạt động. Tất cả các mạch điện và các thành phần cơ bản cần thiết cho một máy PC hoặc là được chứa sẳn trong bo mạch chủ hoặc là được gắn với bo mạch chủ thông qua các kết nối cắm vào hay dây dẫn liên kết (khe cắm, đế cắm, đầu nối…).
Các thành phần kết nối với bo mạch chủ
- Nguồn máy tính: Không thể thiếu trong hệ thống, nguồn máy tính cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
- CPU: Thường được cắm vào bo mạch chủ thông qua các đế cắm (socket) riêng biệt tuỳ theo từng loại CPU (dùng từ “cắm” chỉ là tương đối bởi các đế cắm hiện nay sử dụng tiếp xúc)
- RAM: Rất quan trọng trong hệ thống máy tính, RAM được cắm trên bo mạch chủ thông qua các khe cắm riêng cho từng thể loại.
- Bo mạch đồ hoạ: Sử dụng tăng tốc đồ hoạ máy tính, một số bo mạch chủ có thể không sử dụng đến bo mạch đồ hoạ bởi chúng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ.
- Bo mạch âm thanh: Mở rộng các tính năng âm thanh trên máy tính, một số bo mạch chủ đã được tích hợp sẵn bo mạch âm thanh.
- Ổ cứng: Không thể thiếu trong hệ thống máy tính cá nhân. Một số máy tính tuân theo chuẩn PC nhưng sử dụng trong công nghiệp có thể không sử dụng đến ổ cứng truyền thống, chúng được sử dụng các loại ổ flash.
- Ổ CD, ổ DVD: Các ổ đĩa quang.
- Ổ đĩa mềm: Hiện nay các máy tính cá nhân thường không cần thiết đến chúng, tuy nhiên trong một số hệ thống cũ ổ đĩa mềm vẫn tồn tại thường dùng để sao lưu hay nâng cấp BIOS.
- Màn hình máy tính: Phục vụ giao tiếp giữa máy tính với người sử dụng.
- Bàn phím máy tính: Sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính.
- Chuột (máy tính): Phục vụ điều khiển và làm việc với máy tính.
- Bo mạch mạng: Sử dụng kết nối với mạng. Bo mạch mạng có thể được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hoặc được cắm vào các khe PCI hoặc ISA (với các hệ thống máy tính cũ trước kia).
- Modem: Sử dụng kết nối với Internet hoặc một máy tính từ xa.
- Loa máy tính: Xuất âm thanh ra loa máy tính; Thiết bị này kết nối trực tiếp với các bo mạch chủ được tích hợp bo mạch âm thanh trên nó. Trong trường hợp khác nó kết nối thông qua giao tiếp USB hoặc bo mạch âm thanh rời.
- Webcam: Sử dụng cho tán ngẫu trực tuyến, hội họp trực tuyến…
- Máy in: Dùng trích xuất văn bản, hình ảnh ra giấy.
- Máy quét: Sử dụng số hoá các bức ảnh hoặc văn bản.
Do chứa nhiều linh kiện với các đường dẫn hoạt động ở nhiều tần số khác nhau nên bản mạch chủ phải được thiết kế từ 3 đến 5 lớp để các đường dẫn không gây nhiễu sang nhau. Ngoài hai lớp mặt trước và mặt sau thì ở giữa của bo mạch cũng có các lớp đường dẫn. Ngoài ra, do có nhiều linh kiện phát nhiệt gắn trên bo mạch chủ nên vấn đế tản nhiệt rất được coi trọng, cách tản nhiệt thông dụng là sử dụng các tấm, phiến tản nhiệt bằng nhôm hoặc đồng không có hoặc có kết hợp với quạt.
Vệ sinh bo mạch chủ
Khi vệ sinh bo mạch chủ cần tắt điện và tháo hẳn dây điện khỏi ổ cắm. Không nên dùng khăn hay bông gòn khô hay ướt lau trực tiếp trên bề mặt bo mạch, nên dùng thiết bị nén khí (bình xịt chạy pin hay đồ xịt bóp tay) để thổi bụi ở bên trong bay ra ngoài. Có thể dùng 1 cây cọ mềm, nhỏ để quét trong khi xịt. Chú ý làm sạch những thành phần giữ bụi là quạt, các tấm nhôm hay đồng giải nhiệt. Tìm những chổ bị ẩm hay bị thằn lằn, gián, côn trùng làm tổ để làm sạch vì nếu không phát hiện kịp thời mạch điện ở các điểm này sẽ bị hen rỉ và đứt.
Nếu có kinh nghiệm thì tháo hết các dây nối, card bổ sung, RAM, CPU ra làm vệ sinh cùng lúc với bo mạch chủ. Nếu không có kinh nghiệm thì để nguyên trạng thùng máy khi thổi bụi và phải tránh tối đa việc lay động mạnh các thiết bị cắm trên bo mạch chủ, đề phòng chúng lỏng chân cắm.
Nếu có kinh nghiệm thì tháo hết các dây nối, card bổ sung, RAM, CPU ra làm vệ sinh cùng lúc với bo mạch chủ. Nếu không có kinh nghiệm thì để nguyên trạng thùng máy khi thổi bụi và phải tránh tối đa việc lay động mạnh các thiết bị cắm trên bo mạch chủ, đề phòng chúng lỏng chân cắm.
Bạn có thể xem chi tiết cấu tạo và các thành phần liên quan của Bo mạch chủ máy tính tại địa chỉ:http://vi.wikipedia.org/wiki/Bo_mạch_chủ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét