Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Cấu tạo của máy tính


Máy tính cá nhân là một máy tính độc lập được trang bị các phần mềm hệ thống, tiện ích và ứng dụng, cũng như các thiết bị vào ra và các thiết bị ngoại vi khác, mà một cá thể cần thiết để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ. Đây là 1 hệ thống xử lý thông tin đa năng. Nó có thể nhận thông tin từ người (thông qua bàn phím, chuột), từ một thiết bị (đĩa cứng,USB, CD) hay từ mạng (thông qua modem, card mạng) và xử lý nó. Sau khi đã xử lý, thông tin được hiển thị cho người sử dụng xem trên màn hình, được lưu trữ trên thiết bị hay gởi đến cho ai đó trên mạng.
Máy tính cá nhân bao gồm một đơn vị trung tâm thường được gọi là thùng CPU (là tất cả những gì được đặt bên trong thùng máy) và các thiết bị ngoại vi khác. Thùng CPU chứa hầu hết các bộ phận điện tử và kết nối với các thiết bị ngoại vi bằng những sợi cáp. Dưới đây là hình mô tả tổng quát một máy tính cá nhân:
maytinh2 213x300 Cấu tạo của máy tính
Nguồn: wikipedia.org
Các thành phần chính của máy tính (nhấp vào từng mục nếu bạn cần tham khảo chi tiết)
CPU: Bộ xử lý trung tâm.
Bo mạch chủ (mainboard): Bo mạch chính, lớn nhất đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó hay thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết.
Bộ nhớ chính (Random Access Memory – RAM): Máy tính dùng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi (trong 1 phiên làm việc).
Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD): Bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính, các thành quả của một quá trình làm việc được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.
Ổ đĩa quang (CDDVD): dùng cho lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn để trao đổi với những máy tính khác.
- Bo mạch đồ hoạ (Video card): Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính.
- Bo mạch âm thanh (Audio card): Thiết bị mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác.
- Bo mạch mạng (Network card): Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính.
Nguồn (Power Supply): Cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.
- Màn hình máy tính (Monitor): Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính.
- Bàn phím máy tính (Keyboard): Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính
Chuột (Mouse): Phục vụ điều khiển, nhập dữ liệu và giao tiếp con người với máy tính.
Thùng máy: Chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh.
Máy in: thiết bị dùng để thể hiện ra các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.
Ngoài ra, còn có các thiết bị ngoại vi thường kết nối với máy tính như: modemwebcamloa máy tính, máy quét(scan), micro…
computer Cấu tạo của máy tính
Đó chỉ mới là phần cứng (phần ta có thể sờ mó), còn muốn làm cho máy hoạt động được thì cần phải có phần mềm điều khiển (phần ta không thể sờ mó). Chính vì cấu tạo phức tạp này mà bất cứ thành phần nào trong hệ thống máy “cảm cúm” cũng có thể làm cho toàn bộ hệ thống chạy “quờ quạng” hoặc bị “tê liệt”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Press Release Distribution